Tin trong ngành
Ngành cơ khí Việt Nam: Cần tạo những bước đột phá mới

Mục tiêu của Việt Nam là trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 nên việc đẩy nhanh phát triển ngành công nghiệp cơ khí (CK) là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Cơ khí có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân như: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin truyền thông,... Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là ngành này đang ở trình độ kém xa so với khu vực và chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu trong nước.

                      

                                               Để thực hiện được mục tiêu trở thành
                                    nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020,
                                              một trong những nhiệm vụ trọng tâm 
                                              là phải tạo đột phá cho ngành cơ khí
                                                                                                                                          ảnh: L.Hồng
Số liệu của Tổng cục thống kê cho biết, cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp (DN) cơ khí, với 53.000 cơ sở sản xuất, trong đó có gần 450 DN quốc doanh, 1.250 cơ sở sản xuất tập thể, 156 xí nghiệp tư doanh,... Sự phân bổ số lượng các DN nhà nước không đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Khoảng 50% cơ sở sản xuất CK chuyên chế tạo, lắp ráp, còn lại chủ yếu là các cơ sở sửa chữa. Tổng số vốn của ngành CK quốc doanh vào khoảng 360 – 380 triệu USD, tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành cơ khí vào khoảng 2,1 tỷ USD, trong đó, hơn 50% tập trung vào lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Theo nhận xét của ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương): Công nghệ chế tạo CK nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu, trình độ kém hơn khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Thiết bị phần lớn là vạn năng qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu vốn để đầu tư thay thế, đổi mới, nâng cấp.

Tại nhiều hội thảo và ý kiến của các nhà lãnh đạo, các chuyên gia cho rằng, một trong những điểm yếu của ngành công nghiệp CK hiện nay là thiếu các nhà máy CK nặng để sản xuất các chi tiết cơ khí lớn cho dây chuyền thiết bị đồng bộ, thiết bị chuyên dùng và các thiết bị CK khác, điều này một mặt làm cho sản xuất CK của chúng ta trở nên thụ động, phụ thuộc vào nhập khẩu, đẩy giá thành sản xuất các dây chuyền thiết bị tăng lên, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mặt khác cũng làm cho tình trạng nhập siêu ngày càng gia tăng.

Mục tiêu chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (theo Quyết định 186/2020 – TTg) phấn đấu đến năm 2010 sẽ đáp ứng 40% - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước. Nhưng đến nay, ngành này mới chỉ đáp ứng được 20%-25% nhu cầu.

Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam cũng cho biết, thực tế hiện nay chúng ta chưa có một cơ chế nào đủ mạnh làm đòn thúc đẩy toàn ngành chế tạo cơ khí. Việc hỗ trợ và phối hợp liên kết không thực hiện được cũng vì thiếu những chuyên ngành cơ khí cần thiết như các dự án sản xuất phôi thép rèn, đúc chất lượng cao, khối lượng lớn, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến. Thiếu các DN trang bị máy gia công chế tạo thiết bị lớn, hiện đại trong nước. Đa phần các DN cơ khí đầu tư nhỏ lẻ vào khâu chế tạo, gia công kim loại, kết cấu thép; ngành hàng cần vốn đầu tư không lớn, có thị trường đầu ra nhưng đạt giá trị gia tăng thấp, chủ yếu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Các DN nhà nước có nhu cầu đầu tư thường gặp phải rất nhiều khó khăn về thủ tục đầu tư phiền hà, về lãi suất, vì thế 24 dự án đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư theo công văn 1457/CP-CN, ngày 27-10-2003 chỉ có 3 dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất được triển khai.

Nói về giải pháp tổng thể cho phát triển ngành CK trong nước thời gian tới, theo ông Thụ, cần phải nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ công nghệ tiên tiến, sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của toàn ngành công nghiệp. Đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ vào các khâu cơ bản như: đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị, đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp. Còn theo ông Phạm Anh Tuấn, cần ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại và các thiết bị gia công đặc biệt. Đồng thời, đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.
                                                                                                                                                QUỐC ĐỊNH

 
12 phần mềm CAD thiết kế cơ khí, xây dựng

12 phần mềm CAD thiết kế cơ khí, xây dựng

AutoCAD Mechanical là một giải pháp thiết kế cơ khí cho mục đích duy nhất là thiết kế 2D; Autodesk Inventor Series là một tập hợp phần mềm thiết kế 2D và 3D bao gồm phần mềm Autodesk Inventor và Autodesk Mechanical Desktop; EdgeCAM cung cấp các giải pháp tự động hóa cho các ngành cơ khí chế tạo chính xác và khuôn mẫu;...

1. AutoCAD Mechanical



AutoCAD Mechanical là một giải pháp thiết kế cơ khí cho mục đích duy nhất là thiết kế 2D. Được xây dựng trên nền tảng AutoCAD, AutoCAD Mechanical là lựa chọn tốt nhất cho thiết kế cơ khí 2D dựa trên AutoCAD. Nó được tối ưu hoá cho thiết kế cơ khí thông minh, liên kết với bản vẽ và chi tiết sản xuất và nội dung 2D dựa trên các tiêu chuẩn. AutoCAD Mechanical đưa ra cho khách hàng chức năng điều khiển để để người sử dụng đổi mới trong việc thiết kế 2D, giảm thời gian tạo và thay đổi bản vẽ 2D và đưa nội dung 3D vào môi trường 2D quen thuộc.

AutoCAD Mechanical dành cho các kỹ sư, người thiết kế và người vẽ cơ khí trong tất cả các ngành công nghiệp chế tạo bao gồm động cơ, không gian, máy móc công nghiệp và thương mại, thiết bị điện, thiết bị văn phòng, vật liệu xây dựng và nhiều hơn nữa. Nó cũng là một giải pháp thích hợp nhất cho người sử dụng AutoCAD thiết kế và vẽ cơ khí 2D.

2. Autodesk Inventor Series



Autodesk Inventor Series là một tập hợp phần mềm thiết kế 2D và 3D bao gồm phần mềm Autodesk Inventor và Autodesk Mechanical Desktop. Nó đưa ra cho bạn tính linh hoạt cho việc sử dụng các chức năng của AutoCAD, AutoCAD Mechanical hay Autodesk Mechanical Desktop, trong khi bạn kham phá ra sức mạnh của kỹ thuật thiết kế 3D mới nhất với Autodesk Inventor. Autodesk Inventor Series đưa ra chức năng chuyển đổi giữa các phần mềm mà vẫn bảo vệ sự đầu tư của bạn trong các chương trình 2D bạn đang sử dụng.

Phần mềm Autodesk Inventor là phần thiết kế 3D đổi mới của Autodesk Inventor Series, công cụ thiết kế cơ khí chất lượng cao giúp các kỹ sư và nhà thiết kế cơ khí rút ngắn thời gian thiết kế và đạt được các sản phẩm tốt hơn đưa ra thị trường nhanh hơn. Phần mềm thiết kế CAD 3D thuận tiện nhất với mức giá trung bình, Autodesk Inventor được biết đến vì dễ sử dụng không gì bằng và cung cấp cách thức chuyển thiết kế từ 2D sang 3D nhanh chóng. Phần mềm Autodesk Inventor có thể:

Nâng cao và đơn giản hoá quá trình thiết kế. Làm cho việc tạo và thay đổi thiết kế dễ quản lý hơn. Quản lý các lắp ráp lớn và phức tạp nhanh hơn các phần mềm thiết kế cơ khí khác. Cung cấp khả năng miêu tả hình dáng đổi mới được điều khiển bởi ShapeManager Kernel. Chắc chắn tương thích với DWG. Tích hợp tất cả các khả năng này trong một chương trình hữu hiệu nhất mà nó dễ nghiên cứu và sử dụng.

3. Autodesk Inventor Profeassional

Autodesk Inventor Professional các chức năng được cải thiện của Autodesk Inventor Series với một bộ các lệnh nâng cao được thêm vào cho thiết kế, kiểm tra và thể hiện các sản phẩm cơ khí. Chỉ với một bộ phần mềm tích hợp nay đủ các sản phẩm bao gồm các chức năng của Autodesk Inventor, AutoCAD Mechanical, AutoCAD Mechanical Desktop và các thành phần ứng dụng được thêm vào, các kỹ sư cơ khí và cơ điện tử có thể thiết kế, phê chuẩn và quản lý tất cả mọi vấn đề của máy móc và tăng và tăng năng suất. Autodesk Inventor Professional giúp bạn nhanh chóng phát triển mô hình 3D hoàn chỉnh trong khi đó rút ngắn thời gian để tiếp thị và tăng chất lượng sản phẩm.

Autodesk cung cấp các chức năng đặc trưng cho công việc:

Thiết kế 3D Tube và Pipe: tiết kiệm thời gian và cải thiện các thiết kế tube và pipe của bạn với môi trường Tube và Pipe của Autodesk Inventor Professional.

Thiết kế 3D Cable và Harness: dựa trên các mẫu kim loại để chọn chiều dài dây điện bằng tay rấr tốn thời gian và tiên bạc. Bạn có thể thực hiện bước này trong Autodesk Inventor Professional vì chiều dài dây điện và đường kính ống dây được tự đông tính toán và xuất ra dữ liệu như danh sách dây và một bảng vật liệu tự động được tạo.

IDF Translator: việc sử dụng các chương trình thiết kế cơ điện tử và máy móc công nghiệp có liên quan đến độ co rút của sản phẩm và rút ngắn thời gian thiết kế. Bạn có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất bằng cách nhập IDF 2 hoặc 3 mạch in tạo trong phần mềm thiết kế PCB kỹ thuật điện tử.

4. MechSoft For Inventor



MechSoft tự động tạo các chi tiết kỹ thuật cơ khí chính xác, quản lí mối liên hệ giữa các chi tiết trong các lắp ráp phức tạp, kiểm tra và cải thiện giải pháp kỹ thuật trước khi tạo mẫu, cung cấp một thư viện các chi tiết kỹ thuật, tối ưu hoá thiết kế, tiến hành phân tích và kiểm tra chiều dài trên chi tiết.

5. COPRA Metal Bender



Thư viện phong phú, bao gồm những phần kim loại tấm tiêu chuẩn dành cho các ứng dụng HVAC.Tự động tạo các chuyển tiếp tiêu chuẩn vòng tròn-hình chữ nhật -hình cầu. Các đặc tính đặc biệt dùng trong thiết kế các loại đường viền - Sheetmetal Lofting. Tính toán loại cạnh phẳng hiệu quả đối với các phần kim loại tròn và loai có cạnh bén với COPRA.MetalBender Analyser-i.

6. AutoCAD Electrical

AutoCAD Electrical là phần mềm dành cho bất cứ ai thiết kế và sắp xếp biểu đồ điều khiển ladder hay sơ đồ đấu dây. Nếu thiết kế của bạn bao gồm cả PLC, I/O, điều khiển động cơ hay các thiết bị điều khiển điện riêng lẻ, AutoCAD Electrical có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác của bản vẽ.

AutoCAD Electrical sử dụng tập tin DWG của AutoCAD để lưu trữ các thông tin dự án quan trọng và vì vậy không yêu cầu các cơ sở dữ liệu độc quyền. Kết quả là bạncó thể hiệu chỉnh và thao tác các bản vẽ AutoCAD Electrical sử dụng phần mềm CAD tiêu chuẩn và duy trì bản vẽ cuối cùng tương thích với những người sử
dụng AutoCAD khác.

7. Magma

Magma là phần mềm thiết kế để mô phỏng dòng nhiệt độ và chất lưu và mô phỏng ứng suất/sức căng và hiện tượng hình thành vi kết cấu trong quá trình chế tạo khuôn. Magma có thể áp dụng được cho tất cả các quá trình đúc khuôn từ khuôn sắt xám và khuôn nhôm phủ cát đến khuôn thép lớn. Magma có thể áp dụng được cho tất cả các quá trình đúc khuôn kéo sợi, tối ưu hóa bố trí khuôn kéo sợi, giảm thiểu chu kỳ và đoán được việc hình thành tất cả các khuyết điểm trước khi cắt kim loại..

8. Moldflow



Moldflow Plastics Insight (MPI) mang đến cho bạn những công cụ mô phỏng tiên tiến để có thể dự đoán và loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn trong sản xuất và cho phép tuỳ chọn thiết kế phần, thiết kế khuôn và quá trình đúc phun. Các sản phẩm IPM đưa ra nhiều lựa chọn cho việc sản xuất và các mẫu hình học thiết kế trong các quá trình đúc nhựa.

9. EdgeCAM



EdgeCAM cung cấp các giải pháp tự động hóa cho các ngành cơ khí chế tạo chính xác và khuôn mẫu. Với EdgeCAM bạn có thể tự động hóa lập trình trên máy CNC, lập và tối ưu hóa kế hoạch sản xuất. giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

10. MSC.visualNastran 4D



MSC.visualNastran 4D (vN4D) mang đến kỹ thuật mô phỏng cơ khí, kết hợp CAD, sự chuyển động, FEA và kĩ thuật điều khiển trong một hệ thống duy nhất. Giao diện dễ sử dụng giúp bạn tạo nhanh các mô hình phức tạp và kiểm tra, cải tiến và kiểm lại các lắp ráp cơ khí.

11. Microscribe G2

Thiết bị số hóa ba chiều trợ giúp việc thiết kế, chép mẫu trong ngành cơ khí, chế tạo khuôn mẫu, dựng mô hình ba chiều. Quá trình thiết kế ba chiều cho phép xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, nhằm giảm thiểu sai sót về mặt kỹ thuật trong thiết kế, giúp định phương án công nghệ chế tạo tối ưu cho sản phẩm.

12. FaroArm

FaroArm là thiết bị quang học mã hoá chính xác, đo trong bất cứ môi trường Point nào và chọn cánh tay dò để truy bắt điểm nhanh chóng. FaroArm l à một cánh tay đo di động có độ chính xác cao, được thiết kế cho kỹ thuật chế tạo và điều khiển kích thước trong quá trình sản xuất. Có 3 dạng mô hình chính, Gold, Silver, và Sterlin, FaroArm có độ chính xác từ +/-0.001 inches (+/-0.025mm).

Theo Tự động hóa ngày nay

 
Robot Việt tại Nhật

robotBa hãng đồ chơi lớn nhất Nhật Bản đều muốn hợp tác làm phân phối độc quyền cho TOSY của Việt Nam. Ngoài ra 20 công ty cũng đề nghị ký ngay hợp đồng nhập khẩu cả 4 dòng đồ chơi với số lượng lớn của nhà sản xuất Việt Nam này.

Đọc thêm...
 
Giới thiệu turbine khí

Gasturbine001Có một máy phát điện Generator kéo bởi một tuốc bin khí (Gas Turbine). Đây là tổ hợp của máy nén khí + tuốc bin khí + máy phát điện. Tôi tính post lên về cấu tạo và nguyên lý làm việc của nó nhưng kiếm trên mạng thấy có người viết rồi, thiết bị này là của hãng khác nhưng nguyên lý làm việc, cấu tạo cũng chẳng khác là mấy nên tôi trích lại ở đây:    


Tua bine khí là môt động cơ nhiệt, biến đổi nhiệt năng thành cơ năng.

Không khí được hút vào và nén lên áp suất cao nhờ một máy nén.
Nhiên liệu cùng với không khí này sẽ được đưa vào buồng đốt để đốt cháy.
Khí cháy sau khi ra khỏi buồng đốt sẽ được đưa vào quay turbine. Vì thế nên mới gọi là turbine khí.
Năng lượng cơ học của turbine một phần sẽ được đưa về quay máy nén, một phần khác đưa ra quay tải ngoài, như cách quạt, máy phát điện...

Đa số các turbine khí có một trục, một đầu là máy nén, một đầu là turbine. Đầu phía turbine sẽ được nối với máy phát điện trực tiếp hoặc qua bộ giảm tốc.

Riêng mẫu turbine khí dưới đây có 3 trục. Trục hạ áp gồm máy nén hạ áp và turbine hạ áp. Trục cao áp gồm máy nén cao áp và turbine cao áp. Trục thứ ba nối turbine lục với trục máy phát điện.

Như vậy, năng lượng cơ của turbine hạ áp chỉ quay máy nén hạ áp, và turbine cao áp chỉ quay máy nén cao áp. năng lượng nhiệt dư sẽ đưa vào turbine chính (turbine lực) để quay máy phát điện.

 

 
Chế tạo thành công máy công cụ đa năng

Máy có khả năng: tuốt lúa, nhặt đậu phộng (lạc) ra khỏi thân cây, thái (băm) rau cỏ phục vụ chăn nuôi, mài củ thành bột cho chế biến và cắt củ thành lát phơi tích trữ.

Cỗ máy đa chức năng lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam  đã ứng dụng trong thực tế mang lại nhiều kết quả tốt. Với 5 tính năng tích hợp, cỗ máy này cho phép thực hiện được hầu hết công việc trong hộ gia đình nông nghiệp.

Đọc thêm...
 


HÔM NAY: 06-12-2024

THỐNG KÊ

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay62
mod_vvisit_counterHôm qua51
mod_vvisit_counterTuần này542
mod_vvisit_counterTuần trước796
mod_vvisit_counterTháng này627
mod_vvisit_counterTháng trước2620
mod_vvisit_counterTất cả770775

ĐĂNG NHẬP




Contact now

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Trung tâm Tư vấn thiết kế công nghiệp
Văn phòng Điều hành xây lắp
Phòng Kinh doanh tiếp thị

KHÁCH TRỰC TUYẾN

Hiện có 11 khách Trực tuyến

ANNGAI.COM.VN
AnNgai